Giáo sư Richard Peiser : Phản đối thu thuế BĐS là quan điểm sai lầm

Chia sẻ bài viết bài trên: :
Đây là ý kiến của Giáo sư Richard Peiser, Trường Đại học Harvard (Mỹ) tại diễn đàn “Phát huy vai trò doanh nghiệp bất động sản triển khai thực hiện Đề án Phát triển thị trường bất động sản TP.HCM” tại TPHCM. Giáo sư Richard Peiser, Trường Đại học Harvard (Mỹ) lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam để bàn luận về thị trường nhà đất.

Ngày 9-3, Giáo sư Richard Peiser, Trường Đại học Harvard (Mỹ) đã có hơn 30 phút chia sẻ kinh nghiệm để có thể tạo ra và môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) lành mạnh và ổn định.Nội dung này chia sẻ trong bối cảnh Việt Nam nằm trong nhóm có chỉ số minh bạch trong lĩnh vực BĐS thấp, xếp thứ 68 thế giới.

Giáo sư Richard Peiser : Phản đối thu thuế BĐS là quan điểm sai lầm
Giáo sư Richard Peiser, Trường Đại học Harvard (Mỹ) tại diễn đàn “Phát huy vai trò doanh nghiệp bất động sản triển khai thực hiện Đề án Phát triển thị trường bất động sản TP.HCM
Thực trạng này dẫn đến việc TP HCM và nhiều địa phương khác xuất hiện các nhà đầu tư mua nhà, đất không nhằm mục tiêu để ở và cho thuê mà "đầu cơ". Hiện tượng này góp phần đẩy nhà đất lên cao, khiến những người có nhu cầu thật sự gặp nhiều khó khăn

Nói về quan điểm nghiên cứu thu thuế BĐS của TP.HCM, Giáo sư Richard Peiser cho biết: "Tôi tin rằng việc đưa ra chính sách thu thuế BĐS chắc chắn sẽ gặp phải sự phản đối của các nhà đầu tư. Vì đây là một loại thuế nặng nhất đánh vào tài sản của họ. Tuy nhiên, sự phản đối của các chủ sở hữu /sử dụng BĐS là một quan điểm rất sai lầm".

"Bởi lẽ giá trị BĐS mà họ đang sở hữu/sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng duy trì môi trường sống xung quanh đó như là đường sá, tiện ích, dịch vụ công… xung quanh. Trong khi đó, kinh phí để duy tu nâng cấp các công trình phục vụ phát triển môi trường sống lại từ ngân sách của chính quyền địa phương. Một khi điều kiện môi trường sống được duy trì tốt thì giá trị BĐS ở nơi đó lại càng cao hơn nữa", giáo sư Richard Peiser nhấn mạnh.

Vì thế, theo Giáo sư Richard Peiser, thu thuế BĐS là điều cần thiết để tạo nguồn thu liên tục cho chính quyền địa phương trong việc nâng cấp dịch vụ công. Cũng nhờ đó mà giá trị của BĐS sẽ được phát triển tốt hơn.

Năm 2017, Bộ Tài chính đã có báo cáo chuyên đề về việc xây dựng đề án đánh giá tình hình thị trường, dự báo xu hướng trung hạn, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, ổn định. Trong đó, Bộ Tài chính khẳng định "cần thiết nghiên cứu, xây dựng Luật Thuế tài sản" đối với BĐS (bao gồm nhà, đất) góp phần ổn thị trường BĐS, hạn chế đầu cơ và sử dụng BĐS lãng phí.

Một trong những đề xuất đó là đánh thuế với sở hữu căn nhà thứ hai trở đi. Tuy nhiên, đề xuất này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các chuyên gia và doanh nghiệp. Bộ Tài chính sau đó cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu và trong trung hạn, năm 2017-2018 chưa đặt vấn đề đánh thuế căn nhà thứ hai.

Tuy nhiên cuối năm 2017, UBND TP HCM lại có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng áp dụng mức thuế suất cao đối với BĐS thứ hai trở lên và các giao dịch trong lĩnh vực này trong vòng 1 năm.


Cùng quan điểm với Giáo sư Richard Peiser, trước đó ông Lê Hoàng Châu - Chủ tích Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA) cũng từng bày tỏ sự đồng tình với những kiến nghị của TP HCM và cho rằng nếu muốn không xảy ra "sốt đất ảo", "bong bóng" BĐS thì phải thực hiện việc đánh thuế cao đối với căn nhà thứ hai cũng như các giao dịch thực hiện trong vòng 1 năm.

"Thuế là công cụ hàng đầu để điều tiết thị trường BĐS. Muốn khuyến khích thị trường tăng trưởng thì áp dụng thuế suất thấp đánh trên thu nhập từ chuyển nhượng BĐS. Ngược lại, để điều tiết thị trường khi có dấu hiệu bong bóng thì áp dụng thuế suất cao, kể cả áp dụng thuế suất rất cao khi chuyển nhượng BĐS sau khi tạo lập trong năm đầu tiên", ông Lê Hoàng Châu khẳng định.

Do đó, ông Châu nhất trí với đề xuất đánh thuế cao người có nhiều nhà và người bán nhà với mục đích kinh doanh trong thời gian ngắn sau khi mua (trong vòng 1 năm) để chống đầu cơ, giúp làm tăng nguồn cung, tạo lập sự công bằng xã hội, tạo điều kiện cho người có nhu cầu thực có thể mua được nhà ở.

"Nếu đề xuất này được áp dụng thì những người có 2-3 hoặc nhiều căn nhà sẽ bị đánh thuế cao. Từ đó ít nhiều ngăn chặn đầu cơ và không còn hiện tượng người giàu, doanh nghiệp trữ đất hay sốt đất ảo ở TP HCM hồi đầu năm nay. Thị trường lúc bấy giờ sẽ vận hành trôi chảy theo quy luật của cung cầu", ông Châu nhấn mạnh.

Thị trường bất động sản năm 2018 đánh dấu bước chuyển của các chủ đầu tư địa ốc từ phân khúc cao cấp Hạng A sang phân khúc căn hộ tầm trung vừa túi tiền và nhu cầu ở thực của người dân đang còn rất lớn. Điển hình là chủ đầu tư tập đoàn Vingroup, tập đoàn này từ việc phát triển các dòng sản phẩm bất động sản cao cấp hạng sang Vinhomes, cũng vừa ra mắt sản phẩm căn hộ Vincity New Saigon tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc phân khúc sản phẩm nhà ở Vincity vừa túi tiền mà tập đoàn này chính thức vừa công bố hồi cuối tháng 12 năm 2016. Với mức giá chỉ từ hơn 500tr - 1,5 tỷ đồng/căn, nếu đề xuất thu thuế đối với bất động sản thứ 2 trở lên được áp dụng, thì dự án sẽ ngăn được sự đầu cơ làm tăng giá, khan hiếm sản phẩm và khách hàng có nhu cầu ở thực sẽ tìm được một căn nhà mơ ước cùng sự hỗ trợ của ngân hàng với chất lượng dịch vụ sống khá tuyệt với

Vị giáo sư đánh giá tại Việt Nam chưa có trung tâm lưu trữ cơ sở dữ liệu về nguồn gốc đất đai từ đó phát sinh nhiều mâu thuẫn. Trong khi đó tại Mỹ muốn mua nhà người dân chỉ cần tra cứu và biết đất đó có tranh chấp hoặc lịch sử căn nhà. Ngoài ra, còn có bảo hiểm về quyền sở hữu, khi đôi bên giao dịch sẽ có đơn vị đứng ra bảo lãnh.

"Nhiều người cho rằng khi triển khai dự án, nhiều chủ đầu tư thường nghĩ đầu tư vào không gian công cộng, mảnh xanh gây ra tốn kém. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm. Thực tế ở Mỹ, nhiều chủ đầu tư đổ vốn rất mạnh để làm các tiện ích, hạ tầng đi lại từ đó sẽ tăng thêm gía trị căn hộ, nhà ở", giáo sư Richard Peiser phân tích.

Cũng theo ông, để tránh kẹt xe, quá tải hạ tầng thì bắt buộc trước khi cho xây dựng cao ốc, nhà cửa thì chính quyền hoặc tư nhân phải làm đường, cầu theo phê duyệt. Chứ không để xảy ra tình trạng làm nhà ở có tiền rồi mới đầu tư hạ tầng sau.

Ngoài ra, việc phát triển thị trường nhà cho thuê rất quan trọng và đáp ứng nhu cầu cho người thu nhập thấp và các bạn trẻ. Tại Mỹ tỉ lệ người thuê nhà chiếm 40%, tại Đức trên 50%. "Tôi nghĩ tại Việt Nam rất giống như ở Trung Quốc chính là việc chủ sở hữu căn hộ đứng ra cho thuê trực tiếp. Các chủ đầu tư nên đẩy mạnh việc này phục vụ đúng nhu cầu theo xu thế tương lai" - ông nêu.

Theo tri thức trẻ
Gọi ngay : 0934 666 418